-
Phân viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập
Kỷ niệm 35 năm thành lập Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (29/6/1983 - 29/6/2018). Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học về Khí tượng Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu.
-
Ngày nước thế giới 2016: Nước và việc làm
Liên Hiệp Quốc đã công bố chủ đề Ngày nước thế giới (22-3) năm nay là “Nước và việc làm”. Chủ đề này được chọn nhằm tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.
-
Trung Quốc tuyên bố xả nước xuống hạ lưu sông Mekong
Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Mekong đến ngày 10/4 để cứu hạn ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
-
Hồ Dầu Tiếng xả nước 'cứu' người dân Sài Gòn
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người Sài Gòn thiếu nước nên hồ Dầu Tiếng phải ứng cứu.
-
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào
Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
-
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chiều ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành có buổi tiếp và làm việc với ông Achim Fock, Giám đốc Chương trình đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về các hỗ trợ liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới.
-
Ngày 26/01/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo khởi động 2 hoạt động “Tư vấn kỹ thuật về dữ liệu khí hậu hiện tại, tương lai và phân tích nhằm phục vụ công tác quản lý nguồn nước tại tỉnh Ninh Thuận” và “Tư vấn kỹ thuật xây dựng mô hình thủy lực - thủy văn sông Dinh và mô hình thoát nước tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong mối liên hệ với biến đổi khi hậu”.
-
TP. HCM đưa vào hoạt động 2 tuyến xe buýt thân thiện môi trường
UBND TP HCM vừa quyết định, từ ngày 1/3/2016 sẽ đưa toàn bộ xe buýt thân thiện môi trường (loại xe CNG sử dụng khí nén thiên nhiên ) vào hoạt động trên tuyến số 33 bến xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc gia và tuyến số 104 bến xe An Sương - Đại học Nông lâm.
BẢN TIN DỰ BÁO SÓNG NGÀY 05/11/2019 – 07/11/2019
TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG
Bằng việc sử dụng mô hình Mike 21 SW để dự báo sóng cho khu vực biển Nam bộ. Độ cao sóng cực đại của sóng biển là quan trọng nhất trong những đặc trưng của sóng, vì những sóng lớn thường gây nguy hiểm đối với tàu thuyền và các công trình ven biển.
Quy trình tính toán, xử lý dữ liệu và dự báo sóng đã được thiết lập, qua đó rút ngắn thời gian dự báo sóng và thường xuyên hơn.
Bản tin dự báo sóng dưới đây được cung cấp bởi phòng Nghiên cứu Thủy Văn và Hải Văn - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Thời gian dự báo 48 giờ từ ngày 05/11/2019 đến ngày 07/11/2019, với áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông do trục rãnh thấp nối từ ngoài khơi vùng biển Thái Lan tới Biển Đông, đi ngang qua khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và vùng biển Trung và Nam Biển Đông. Theo bản đồ synop của Cục khí tượng Thái Lan, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm ở 13,5 độ vĩ Bắc, 114,5 độ kinh Đông, hướng di chuyển chủ yếu là hướng Đông, tốc độ lớn nhất là 30 kt (hình 1).
Hình 1. Bản đồ synop vị trí tâm áp thấp và các hình thế thời tiết ở khu vực Châu Á (Nguồn: https://www.tmd.go.th/en/)
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, đến ngày 06/11/2019, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão với hường di chuyển chính là hướng Tây, tốc độ lớn nhất là 65 km/h, cấp gió mạnh nhất vùng gần tâm bão là cấp 08, hướng về vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Khánh Hòa. Đến ngày 07/11/2019, vị trí tâm bão ở 13,3 độ vĩ Bắc, 117,7 độ kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão là cấp 08, tốc độ di chuyển lớn nhất là 65 km/h (hình 2).
Hình 2. Hướng di chuyển và vị trí của áp thấp nhiệt đới (Nguồn: http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/104/23/19355/Default.aspx)
DỰ BÁO SÓNG CỰC ĐẠI KHU VỰC NAM BỘ BẮT ĐẦU LÚC 7G00 NGÀY 02/11/2019
Vùng biển |
Dự báo 24 giờ (7h ngày 06/11/2019) |
Mức độ nguy hại |
Dự báo 48 giờ (7h ngày 07/11/2019) |
Mức độ nguy hại |
||
Độ cao (cm) |
Hướng |
Độ cao (cm) |
Hướng |
|||
Ninh Thuận |
20 – 334 |
Đông Đông Bắc |
Có nguy hại |
337 - 407 |
Đông Bắc |
Có nguy hại |
Bình Thuận |
3 – 100 |
Đông |
Có nguy hại |
70 - 118 |
Đông Đông Nam |
Có nguy hại |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
4 – 58 |
Đông Nam |
Không nguy hại |
62 – 79 |
Nam Đông Nam |
Không nguy hại |
Tp. HCM |
6 – 66 |
Đông Đông Nam |
Không nguy hại |
48 – 59 |
Đông Nam |
Không nguy hại |
Tiền Giang |
11 – 64 |
Đông |
Không nguy hại |
38 - 42 |
Đông Nam |
Không nguy hại |
Trà Vinh |
23 – 62 |
Đông |
Không nguy hại |
65 - 84 |
Đông Nam |
Không nguy hại |
Bến Tre |
22 – 70 |
Đông Đông Bắc |
Không nguy hại |
69 - 83 |
Đông Đông Nam |
Không nguy hại |
Bạc Liêu |
4 – 66 |
Nam Tây Nam |
Không nguy hại |
16 - 71 |
Nam Đông Nam |
Không nguy hại |
Sóc Trăng |
22 – 64 |
Nam |
Không nguy hại |
41 - 147 |
Đông Nam |
Có nguy hại |
Cà Mau |
29 – 70 |
Tây |
Không nguy hại |
57 - 96 |
Tây Tây Nam |
Không nguy hại |
Kiên Giang |
15 – 56 |
Tây Tây Bắc |
Không nguy hại |
55 - 88 |
Tây Tây Nam |
Không nguy hại |
Côn Đảo |
31 – 89 |
Tây |
Không nguy hại |
58 - 175 |
Nam Đông Nam |
Có nguy hại |
Trường Sa |
56 – 736 |
Tây Tây Bắc |
Nguy hiểm |
705 - 864 |
Bắc Tây Bắc |
Nguy hiểm |
KẾT QUẢ TRƯỜNG DỰ BÁO SÓNG BẰNG MÔ HÌNH MIKE 21 SW
Kết quả tính toán độ cao sóng lớn nhất cho dự báo lúc 7 giờ ngày 06/11/2019
Kết quả tính toán độ cao sóng lớn nhất cho dự báo lúc 7 giờ ngày 07/11/2019

Theo như kết quả phân tích số liệu sóng thực đo lúc 0 giờ ngày 05/11/2019 của Cục khí tượng thủy văn Thái Lan cho thấy, vùng biển ven bờ và ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có độ cao sóng có nghĩa từ 3,5-5 m, ngoài khơi Biển Đông có độ cao sóng trên 5 m. Vùng biển từ Bình Thuận đến Bến Tre có độ cao sóng có nghĩa từ 0,6-1,5m, từ Bạc Liêu đến vùng ngoài khơi mũi Cà Mau có độ cao sóng 0,3-0,6 m. Vùng biển Kiên Giang độ cao sóng < 0,3 m (hình 3).

Hình 3. Kết quả độ cao sóng có nghĩa phân tích từ số liệu vệ tinh khu vực Biển Đông, Vịnh Thái Lan (Nguồn : https://www.tmd.go.th/en/)
Hình 4. Bản đồ độ cao sóng cực đại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong 24 giờ từ 12UTC 04/11/2019 đến 12UTC 05/11/2019 (Nguồn : https://tynwp-web.kishou.go.jp/Wave/wave.html)
Khu vực Biển Đông và vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có độ cao sóng cực đại từ 4-6 m, vùng Biển từ Bình Thuận đến mũi Cà Mau có độ cao sóng cực đại là 0,5-2 m, vùng biển Tây có độ cao sóng cực đại từ 0,3-1 m (hình 4). Lúc 6 giờ ngày 05/11/2019, vùng biển Đông nằm trong vùng có nước dâng do bão từ 1-10 m, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và vùng rãnh thấp đi ngang qua Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Biển Đông (hình 5).
Hình 5. Bản đồ nước dâng do bão theo kết quả phân tích từ mô hình của Trung tâm khí tượng Nhật Bản (Nguồn : https://tynwp-web.kishou.go.jp/Ssws/ssws.html)
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn(12/09/2018 10:52:22)
- Dự báo thời tiết bằng mô hình số ngày 05/09/2019(21/11/2019 13:43:55)
- Tàu NASA sắp tấn công tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất(05/09/2019 19:46:54)
- BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT NGÀY 23/03/2021(29/09/2021 21:55:35)
- Thành tựu nghiên cứu trong nước(30/09/2021 15:48:34)
- BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT NGÀY 06/04/2021(29/09/2021 21:51:46)
- Hà Nội công bố cá chết do 'nước thải và thay đổi thời tiết' (05/07/2017 8:52:49)
- Học sinh Sài Gòn mặc áo ấm trong tiết trời se lạnh(18/09/2018 8:52:32)
- Sài Gòn mù mịt sương (05/07/2017 8:52:26)
- Nghiệm thu đề tài cấp Bộ 2014 -2016 [27/12/2016](05/07/2017 8:52:01)