Lũ là hiện tượng mực nước sông, suối dâng cao, có vận tốc dòng chảy lớn.  

Khi nước sông lên cao (do mưa lớn hoặc/và triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó là ngập lụt.

 Một số tên gọi và định nghĩa:

-         Mực nước: là cao độ mực nước so với cao trình chuẩn (thường so sách với mực nước biển trung bình – Mean Sea Level).

-          Lưu lượng: là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang lòng dẫn trong một đơn vị thời gian.

-          Đỉnh lũ: là giá trị mực nước lớn nhất hoặc lưu lượng lớn nhất trong một trận lũ.

-          Chân lũ lên: là thời điểm từ mực nước bắt đầu dâng cao so với mực bình thường.

-          Chân lũ xuống: là thời điểm từ mực nước xuống  so với mực bình thường

-          Thời gian lũ lên: là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến đỉnh lũ

-          Thời gian lũ xuống: là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến thời điểm chân lũ xuống

-          Thời gian lũ: là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến lúc chân lũ xuống

-          Biên độ lũ: là chênh lệch mực nước đỉnh lũ và mực nước chân lũ lên

-          Cường suất lũ: là tốc độ nước lên hoặc xuống

-          Tổng lượng lũ: là lượng nước lũ do mưa gây ra trong một trận lũ

-          Modun đỉnh lũ: là lưu lượng đỉnh lũ trên một đơn vị diện tích lưu vực sông.


Đồ thị diễn tả một quá trình lũ

Lũ được phân biệt thành các loại:

-          Lũ nhỏ: là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

-          Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

-          Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

-          Lũ đặc biệt lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc

-         Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

CÁC TIN, BÀI KHÁC