-
Phân viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập
Kỷ niệm 35 năm thành lập Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (29/6/1983 - 29/6/2018). Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học về Khí tượng Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu.
-
Ngày nước thế giới 2016: Nước và việc làm
Liên Hiệp Quốc đã công bố chủ đề Ngày nước thế giới (22-3) năm nay là “Nước và việc làm”. Chủ đề này được chọn nhằm tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.
-
Trung Quốc tuyên bố xả nước xuống hạ lưu sông Mekong
Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Mekong đến ngày 10/4 để cứu hạn ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
-
Hồ Dầu Tiếng xả nước 'cứu' người dân Sài Gòn
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người Sài Gòn thiếu nước nên hồ Dầu Tiếng phải ứng cứu.
-
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào
Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
-
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chiều ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành có buổi tiếp và làm việc với ông Achim Fock, Giám đốc Chương trình đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về các hỗ trợ liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới.
-
Ngày 26/01/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo khởi động 2 hoạt động “Tư vấn kỹ thuật về dữ liệu khí hậu hiện tại, tương lai và phân tích nhằm phục vụ công tác quản lý nguồn nước tại tỉnh Ninh Thuận” và “Tư vấn kỹ thuật xây dựng mô hình thủy lực - thủy văn sông Dinh và mô hình thoát nước tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong mối liên hệ với biến đổi khi hậu”.
-
TP. HCM đưa vào hoạt động 2 tuyến xe buýt thân thiện môi trường
UBND TP HCM vừa quyết định, từ ngày 1/3/2016 sẽ đưa toàn bộ xe buýt thân thiện môi trường (loại xe CNG sử dụng khí nén thiên nhiên ) vào hoạt động trên tuyến số 33 bến xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc gia và tuyến số 104 bến xe An Sương - Đại học Nông lâm.
Theo số liệu của Cục Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2018 đang trên đà trở thành năm nóng kỷ lục thứ tư liên tiếp trong lịch sử, trong đó châu Á là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc nhiệt độ tăng đột biến gây ra những kiểu thời tiết cực đoan.
Khu vực Đông Bắc Á vừa phải trải qua những ngày hè như thiêu như đốt. Một số quốc gia đã quen với khí hậu ôn hòa như Nhật Bản, Hàn Quốc, nay đang phải chịu đợt nắng nóng như các quốc gia nhiệt đới. Tại Hàn Quốc, số bệnh nhân mắc các bệnh do nắng nóng trong mùa hè năm nay tính đến hết tháng 7 đã lên tới 2.355 người, trong đó có 29 ca tử vong.
Đây là mức cao kỷ lục kể từ khi Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) bắt đầu thống kê số liệu liên quan từ năm 2011. Phần lớn các bệnh nhân bị kiệt sức hoặc say nắng vào ban ngày. Tuy nhiên, 14% số ca bị mắc các bệnh do nắng nóng vào khoảng thời gian từ 19h tới 6h sáng hôm sau do hiện tượng đêm nhiệt đới khi nhiệt độ ban đêm đạt trên mức 25 độ C.

Còn tại Nhật Bản, những đợt nắng nóng dữ dội vào cuối tháng 7 vừa qua đã khiến ít nhất 44 người thiệt mạng và hơn 12.000 người phải nhập viện. Tại nhiều vùng trên cả nước, các trạm quan trắc đã ghi nhận nhiệt độ ở mức 40 độ C. Riêng trong ngày 21-7, Sở Cứu hỏa thủ đô Tokyo đã phải điều động xe cứu thương đến hỗ trợ người dân hơn 3.000 lần. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã công bố đợt sóng nhiệt hoành hành ở nước này là một thảm họa thiên nhiên.
Trong khi đó, báo cáo do Cơ quan khí tượng Trung Quốc cho thấy, nhiệt độ trung bình trên cả nước này đo được trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 đã ở mức cao nhất kể từ năm 1961 là 22 độ C. Có đến hơn 50 trạm quan trắc khí tượng trên cả nước ghi nhận các mức nhiệt hằng ngày cao kỷ lục.
Theo nhật báo Nikkei, tác hại của nắng nóng càng nghiêm trọng hơn khi hàng trăm triệu người dân tại các nước đang phát triển ở châu Á không có điều kiện tiếp cận với điện hoặc các thiết bị làm mát. Trong đó, 5 quốc gia phải đối diện với rủi ro cao khi thiếu các thiết bị làm mát là Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan và Indonesia. Ấn Độ là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi ít nhất 10% dân số nước này không có các thiết bị làm mát hỗ trợ khi thời tiết nóng nực.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số người chết liên quan đến nhiệt độ cao ở các nước châu Á có thể tăng thêm hơn 21.000 người vào những năm 2030. Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) xác định, biến đổi khí hậu làm tăng gấp đôi nguy cơ xảy ra các đợt nắng nóng bất thường.
Không chỉ vậy, nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra rằng, nhiệt độ bề mặt biển tăng cao cũng khiến các cơn bão nhiệt đới trở nên mạnh hơn. Điều này buộc chính phủ các nước phải tích cực vào cuộc để tìm ra cách thức mới ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Theo Báo Hà Nội mới
- Tàu NASA sắp tấn công tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất(05/09/2019 19:46:54)
- Hà Nội công bố cá chết do 'nước thải và thay đổi thời tiết' (05/07/2017 8:52:49)
- Học sinh Sài Gòn mặc áo ấm trong tiết trời se lạnh(18/09/2018 8:52:32)
- Sài Gòn mù mịt sương (05/07/2017 8:52:26)
- Myanmar - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu(06/01/2019 16:06:52)
- Đánh giá việc sử dụng tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và TP.HCM (06/01/2019 14:57:39)
- Đêm nay bão vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa(28/09/2021 21:20:28)
- Mây cuộn dài 1.000 km vắt ngang trời(05/09/2019 19:47:44)
- Siêu bão Dorian xuất hiện điều kỳ dị: ‘Điềm báo hủy diệt‘ NASA lo sợ thành sự thật(05/09/2019 22:59:28)
- Săn Bão(06/09/2019 8:54:19)