-
Phân viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Kỷ niệm 35 năm thành lập
Kỷ niệm 35 năm thành lập Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (29/6/1983 - 29/6/2018). Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học về Khí tượng Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu.
-
Ngày nước thế giới 2016: Nước và việc làm
Liên Hiệp Quốc đã công bố chủ đề Ngày nước thế giới (22-3) năm nay là “Nước và việc làm”. Chủ đề này được chọn nhằm tập trung vào vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của người dân.
-
Trung Quốc tuyên bố xả nước xuống hạ lưu sông Mekong
Trung Quốc hôm qua tuyên bố nước này sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Mekong đến ngày 10/4 để cứu hạn ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
-
Hồ Dầu Tiếng xả nước 'cứu' người dân Sài Gòn
Nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người Sài Gòn thiếu nước nên hồ Dầu Tiếng phải ứng cứu.
-
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn thế nào
Mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên dòng chảy bị thiếu hụt, mực nước sông Me Kong xuống thấp nhất 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ gần 2 tháng, làm chết hàng trăm nghìn ha lúa.
-
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chiều ngày 21/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành có buổi tiếp và làm việc với ông Achim Fock, Giám đốc Chương trình đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về các hỗ trợ liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong giai đoạn tới.
-
Ngày 26/01/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo khởi động 2 hoạt động “Tư vấn kỹ thuật về dữ liệu khí hậu hiện tại, tương lai và phân tích nhằm phục vụ công tác quản lý nguồn nước tại tỉnh Ninh Thuận” và “Tư vấn kỹ thuật xây dựng mô hình thủy lực - thủy văn sông Dinh và mô hình thoát nước tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm trong mối liên hệ với biến đổi khi hậu”.
-
TP. HCM đưa vào hoạt động 2 tuyến xe buýt thân thiện môi trường
UBND TP HCM vừa quyết định, từ ngày 1/3/2016 sẽ đưa toàn bộ xe buýt thân thiện môi trường (loại xe CNG sử dụng khí nén thiên nhiên ) vào hoạt động trên tuyến số 33 bến xe An Sương - Suối Tiên - Đại học Quốc gia và tuyến số 104 bến xe An Sương - Đại học Nông lâm.
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời câu hỏi của cử tri trước kỳ họp thứ ba HĐND thành phố, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường hồ và công bố nguyên nhân cá chết thời gian qua.
![]() |
Trên 200 tấn cá chết tại hồ Tây đã được cơ quan chức năng mang đi tiêu hủy. Ảnh: Giang Huy. |
Thành phố chỉ ra 4 nguyên nhân khiến cá chết ở nhiều hồ. Thứ nhất, do hầu hết hồ của Hà Nội là hồ điều hòa, vẫn còn nước thải chảy vào, gây nên hiện tượng tái ô nhiễm nước. Thứ hai, thời tiết thay đổi dẫn tới thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh). Thứ ba, ý thức người dân kém, vẫn xả thẳng rác thải và xả thải trái phép vào hồ. Cuối cùng còn hiện tượng cho phép nuôi, thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường hồ.
Về tình trạng ô nhiễm hồ, UBND thành phố cho biết địa bàn có 117 ao, hồ, đa số bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích, bùn đáy. Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh. Xung quanh các hồ thường có rất nhiều hàng quán và xả thải bừa bãi, gây mất vệ sinh môi trường. Tại nhiều nơi, việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp diện tích mặt nước và gây ô nhiễm.
Theo kết quả quan trắc tại một số hồ nội thành do Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội thực hiện trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy hầu hết các giá trị hàm lượng đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. “Ngoài Fe nằm trong giới hạn cho phép, các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn; dầu mỡ khoáng trong giai đoạn 2015-2016 tăng cao hơn giai đoạn 2012- 2013 và vượt quy chuẩn nhiều lần”, báo cáo cho hay.
Kết quả quan trắc các hồ được lấy mẫu cũng cho thấy, hồ Giáp Bát và Văn Quán có chất lượng nước kém nhất, tiếp đến là hồ Định Công. Các hồ có chất lượng nước tốt hơn là Thanh Nhàn 1, Thanh Nhàn 2b và Xã Đàn.
![]() |
Sau hồ Tây, cá ở hồ Linh Đàm cũng chết hàng loạt. Ảnh: Ngọc Thành. |
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm các hồ, trong năm 2016, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội xử lý ô nhiễm ở 58 hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C theo công nghệ của Đức; tăng cường kiểm tra xử lý xả thải với các đơn vị kinh doanh quanh hồ; đẩy nhanh dự án cải tạo hồ; lắp đặt trạm quan sát tự động, kiểm soát chất lượng nước tại một số hồ (Hoàn Kiếm, hồ Tây)…
Trước đó, có hiện tượng cá chết tại nhiều hồ trong nội thành Hà Nội như Ngọc Khánh, Linh Đàm, Văn Quán… Đặc biệt hồi đầu tháng 10, khoảng 200 tấn cá hồ Tây đã chết. Hàng nghìn người cùng phương tiên được huy động xử lý sự cố.
Võ Hải
- Tàu NASA sắp tấn công tiểu hành tinh đe dọa Trái Đất(05/09/2019 19:46:54)
- Học sinh Sài Gòn mặc áo ấm trong tiết trời se lạnh(18/09/2018 8:52:32)
- Sài Gòn mù mịt sương (05/07/2017 8:52:26)
- Myanmar - Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu(06/01/2019 16:06:52)
- Đánh giá việc sử dụng tài nguyên nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội và TP.HCM (06/01/2019 14:57:39)
- Đêm nay bão vào các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa(28/09/2021 21:20:28)
- Mây cuộn dài 1.000 km vắt ngang trời(05/09/2019 19:47:44)
- Siêu bão Dorian xuất hiện điều kỳ dị: ‘Điềm báo hủy diệt‘ NASA lo sợ thành sự thật(05/09/2019 22:59:28)
- Săn Bão(06/09/2019 8:54:19)
- Bông hồng của vũ trụ được tạo thành bởi hai thiên thạch(10/09/2019 8:43:29)